"Khách đến ăn trực tiếp giảm 30%, riêng các nhà hàng trong trung tâm thương mại giảm 50%", anh Mai Trường Giang, chủ chuỗi Otoké Chicken với 16 nhà hàng ở TP HCM nói về tác động của virus corona. Tuy nhiên, khách trực tuyến và mua mang đi vẫn ổn định. "Đó là cách duy nhất để chúng tôi vượt qua khó khăn này", anh nói.
'Ám ảnh' từ dịch vụ đến sản xuất
Tương tự hệ thống gà da giòn của anh Giang, nhiều quán ăn, quán nhậu, chuỗi nhà hàng tại các thành phố lớn cũng xác nhận sự ảnh hưởng về lượt khách trong 2-3 tuần gần đây ở mức độ khác nhau.
Phố ẩm thực Lương Ngọc Quyến (Hà Nội) thưa thớt khách tối 9/2. Ảnh: Ngọc Thành |
"Quán vắng đi khá đó", chủ một quán phở, bò kho trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP HCM cho hay. Ngày trước, địa chỉ của ông thường được các đơn vị tổ chức tour ẩm thực tại Sài Gòn đặt bàn cho các nhóm khách 6-8 người mỗi phiên để thưởng thức món phở gia truyền hàng chục năm. "Khách du lịch cũng ít lui tới vào các buổi chiều hơn", ông xác nhận.
Bà Ngô Thị Ngọc Lan, Giám đốc khu vực miền Bắc của Navigos Search, thuộc Navigos Group cho biết, việc tuyển dụng trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn đã có dấu hiệu ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp phải hủy bỏ kế hoạch tuyển dụng trước tết, hoặc trì hoãn việc tuyển dụng mới.
Theo bà Lan, các công ty nhỏ ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn đã phải cho 1/2 hoặc 1/3 nhân viên tạm nghỉ việc. Các công ty có quy mô lớn vẫn cho nhân viên đi làm và được hưởng lương. Chị Vũ Tiến chuyên viên đặt nhà hàng cho các tour inbound của công ty lữ hành ở quận 1, TP HCM nói: "Cứ 30 khách đã đặt tour thì 18 người gọi đến hủy. May là bên tôi chuyên khách Âu nên cũng còn việc để làm. Các hướng dẫn viên một số cũng tạm nghỉ về quê... ăn Tết tiếp".
Do Trung Quốc là công xưởng sản xuất, cũng là nhà cung cấp nguyên liệu lớn nên ngành sản xuất của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Một số nhà máy còn nguồn dự trữ, hoặc nguồn nhập dự phòng từ quốc gia khác nên vẫn hoạt động được. Nhưng cũng có nhà máy phải dừng do không nhập được linh kiện.
Thông quan hàng hoá tại cửa khẩu đường bộ số II KIm Thành - Lào Cai ngày 16/2. Ảnh: Giang Huy |
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-19 là dệt, may, da, giày với các sản phẩm, nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra còn có các đơn vị sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính, sản phẩm quang học, xe có động cơ, kim loại.
Hôm 12/2, báo cáo nhanh từ 30 tỉnh, thành phố do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp cho biết, gần 1.000 doanh nghiệp và hợp tác xã phải dừng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động vì Covid-19.
Trong nguy có cơ
Nhiều công ty cho rằng, so với khó khăn của các doanh nghiệp tại Trung Quốc do logistic tê liệt thì ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn còn ổn hơn.
"Một số mẫu giày của chúng tôi đã ngưng bán vì phía nhà máy gia công dừng sản xuất do thiếu nguyên liệu. Nhưng do có đến 200 mẫu đang kinh doanh nên cũng chưa bị ảnh hưởng gì nhiều từ dịch Covid-19", anh Hoàng Văn Hùng - Trưởng phòng kinh doanh của thương hiệu giày Rosata cho biết. Công ty khởi nghiệp ngành thời trang này hiện bán được 300-500 đôi giày mỗi ngày.
Một số doanh nghiệp khác cũng đang tự linh hoạt cho mình. Từng du học Trung Quốc về, chị Oanh có một nhà máy sản xuất các sản phẩm giấy để xuất khẩu sang Trung Quốc. Mùa dịch đến tầm tháng nay, giấy của chị không thể bán được cho đối tác. Không thể để nhà máy dừng hoạt động và công nhân mất việc, chị lắp một dây chuyền để sản xuất khẩu trang với công suất 1.000 chiếc mỗi ngày.
Các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ cũng tính nước đi riêng. Chị Ngân Hoàng, chủ một spa trên đường Thạch Thị Thanh, quận 1 tận dụng thời gian thưa khách vì dịch bệnh để nâng cấp hạ tầng. Chị quyết định đóng cửa 45 ngày để sửa sang lại trung tâm của mình. "Vì tin là thị trường sẽ sôi động lại ngay khi hết dịch nên tôi dành thời gian này mở rộng không gian spa và đào tạo nhân viên", chị nói.
Trong khi đó, anh Trường Giang cũng đã vừa kịp tung ra các gói combo giá tốt để thu hút khách hàng. "Giải pháp của tôi lúc này là 'thèm ăn gà, ship tận nhà'. Chúng tôi có các dịch vụ giá tốt và dịch vụ giao hàng trọn gói không tiếp xúc để khách an tâm", anh Giang cho biết.
Thậm chí, trong ngành tổ chức sự kiện, một công ty còn có ý tưởng về dịch vụ tổ chức sự kiện mùa dịch Covid-19. Theo đó, đơn vị này chào mời các gói tổ chức hội thảo, lễ khởi công, động thổ, khai trương, bán hàng khuyến mại... có đảm bảo các khâu khử trùng môi trường, giám sát khách mời tuân thủ yêu cầu đảm bảo sức khỏe... bằng y tá, bác sỹ.
Chị Trinh Hồ, Nhà sáng lập kiêm CEO Fresh M, một đơn vị trong ngành truyền thông cũng xác nhận, gần đây các hoạt động, Dịch thuật miền trung tại Huế Blog sự kiện cũng thưa vắng hơn, do phải dừng hoặc tiết chế quy mô. "Các ngành dịch vụ liên quan vì thế cũng ảnh hưởng. Tôi biết nhiều đơn vị đang lấy quỹ dự phòng ra dùng. Tuy nhiên, ảnh hưởng chỉ là ngắn hạn và thị trường sẽ phục hồi rất nhanh sau dịch. Tín hiệu của dịch bệnh gần đây sáng sủa hơn rồi", chị nói.
Bộ Kế hoạch - Đầu tư dự báo, trường hợp dịch bệnh kết thúc vào quý I/2019, dự kiến giá trị gia tăng ngành công nghiệp quý này chỉ tăng 2,68% trong khi con số của quý I/2018 và quý I/2019 lần lượt là 9% và 10,45%. Trong đó, ngành chế biến chế tạo chịu tác động nhiều nhất.
Các giải pháp được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề xuất để hỗ trợ khôi phục sản xuất bao gồm việc nghiên cứu khoanh nợ, giãn nợ, miễn giảm lãi vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, các doanh nghiệp logistic cũng cần được hỗ trợ để tăng khả năng lưu thông, lưu kho, và kích cầu nội địa.
Du khách đeo khẩu trang tham quan đường phố Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành |
Theo bà Ngô Thị Ngọc Lan, các doanh nghiệp dịch vụ lẫn sản xuất vẫn có hướng để tận dụng thời gian dịch bệnh vẫn còn.
Cụ thể, với ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp có thể tranh thủ tái đào tạo đội ngũ nhân viên để làm việc hiệu suất hơn khi dịch đã đi qua. Đồng thời, đây cũng là thời điểm đáng cân nhắc để tái cơ cấu nhân sự, tuyển thêm những nhân viên "chủ chốt" để khi dịch bệnh qua đi nhanh chóng hồi phục việc kinh doanh.
Với lĩnh vực sản xuất, doanh nghiệp có thể cân nhắc đa dạng hóa nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Đồng thời, tranh thủ tái đào tạo đội ngũ nhân sự; duy trì kế hoạch tuyển dụng và giữ chân nhân tài bởi vì khi khủng hoảng xảy đến thì luôn cần người tài để giúp phục hồi doanh nghiệp.
"Nhu cầu thị trường giày dép vẫn rất lớn. Trong mùa dịch thì chi phí đầu vào có tăng nhưng khi dịch bệnh được đẩy lùi thì chi phí sẽ ổn định lại. Lúc đó, chúng tôi sẽ cung cấp được mẫu mã đa dạng hơn với số lượng nhiều hơn", Hoàng Văn Hùng lạc quan nói.
Viễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét